Bachhoaxanh

Theo bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thu Hà, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, ngộ độc thực phẩm cấp t fpt play

【fpt play】Bác sĩ chỉ ra các nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Theácsĩchỉracácnguyênnhânvàdấuhiệucảnhbáongộđộcthựcphẩfpt playo bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thu Hà, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, ngộ độc thực phẩm cấp tính hoặc có thể mạn tính do tích lũy chất độc hại, có khả năng đưa đến tử vong. Thông thường thời gian ủ bệnh từ 2 giờ cho đến 3 ngày trước khi có biểu hiện triệu chứng, tùy thuộc vào loại độc tố.

"Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn có thể không làm ôi thiu rõ rệt, bề ngoài thức ăn có vẻ vẫn an toàn, nhưng thực chất đã có chứa lượng lớn vi khuẩn hoặc độc tố nguy hại gây ra ngộ độc", bác sĩ Thu Hà chia sẻ.

Các dạng ngộ độc thực phẩm 

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Staphylococcus aureus: Là ngộ độc hay gặp nhất, vi khuẩn có thể nhiễm từ thịt nguội, tôm, cá, trứng chưa được nấu chín, bơ, sữa, bánh kem hoặc từ bàn tay, da của người chế biến thức ăn. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng chính là nôn ói dữ dội, không kèm sốt hoặc tiêu chảy xuất hiện trong thời gian ngắn (dưới 8 giờ) và kéo dài khoảng 20 tiếng. 

Bác sĩ chỉ ra các nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm - Ảnh 1.

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Staphylococcus aureus có thể nhiễm từ thịt nguội, bơ sữa...

Lê Cầm

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn E. coli O157:H7: Do vi khuẩn nhiễm từ gia súc và chủ yếu từ nguồn nước bị ô nhiễm phân người mang trùng E.coli. Triệu chứng bao gồm đau quặn bụng, tiêu chảy có thể có máu, sốt và nôn ói. Ủ bệnh từ 3-8 ngày, thường hồi phục sau 10 ngày.

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Shigella spp: Do vi khuẩn nhiễm từ nguồn nước, rau, quả. Thoạt đầu, bệnh nhân tiêu chảy nhiều, sau 24 giờ có tiêu ra máu, mệt nhiều. Trẻ nhỏ có thể có co giật. Cần điều trị kháng sinh và triệu chứng.

Ngộ độc thực phẩm do Salmonella spp: Nguồn nhiễm từ thịt gia cầm, trứng, các thực phẩm bị nhiễm bẩn, có thể trong trái cây chua hoặc thực phẩm khô. Vi khuẩn thường bị diệt khi nấu chín kỹ thức ăn. Thời gian ủ bệnh 12 - 36 giờ, bệnh kéo dài 3-7 ngày.

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Clostridium botulinum: Đây là loại vi khuẩn kỵ khí thường có trong các loại thức ăn đóng hộp, đóng gói, phơi sấy để lâu, đồ muối chua.

Độc tố vi nấm Aflatoxin trên các loại hạt như lạc, đậu nành, hướng dương, điều, ngô; các loại bột từ những hạt này khi bị nấm mốc. Trẻ suy dinh dưỡng thường nhạy cảm với độc tính của Aflatoxin. Tích tụ Aflatoxin lâu dài có thể dẫn đến ung thư.

Các loại virus viêm gan A (HAV) trong các loại thực phẩm như rau sống, thức ăn chế biến nguội; các loại nhuyễn thể như sò, ốc, hến sống ở vùng nước bẩn. Sán lá gan nhỏ trong các món ăn chế biến từ gỏi cá sống, cá nướng, ốc chưa luộc chín.

Một số độc chất tự nhiên trong thực phẩm như chất độc Tetrodotoxin có trong cá nóc, độc tố Bufotoxin có trong trứng, mật, gan và mủ cóc, độc chất Solanum alkaloids từ khoai tây xanh,...

Các món rau xà lách trộn, gỏi trộn sử dụng nguyên liệu là rau sống thường chứa mầm bệnh như Amip (Entamoeba histolytica) gây bệnh lỵ amip, Shigella gây bệnh lỵ trực khuẩn, Escherichia coli gây bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, nếu rau còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn sẽ gây ngộ độc từ hóa chất…

Ngoài ra, còn những trường hợp ngộ độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác như Campylobacter spp, Clostridium perfringens, Bacillus cereus… đều gây đau bụng tiêu chảy nhưng tương đối hiếm gặp. Những tác nhân khác gây ngộ độc như thuốc trừ sâu trong rau quả rửa không kỹ sẽ gây nhức đầu, mất trí nhớ, suy hô hấp, co giật… thường hay gặp ở nông thôn, tỷ lệ tử vong cao.

Bác sĩ chỉ ra các nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm - Ảnh 2.

Nên rửa kỹ rau củ quả để phòng ngộ độc

Lê Cầm

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Diễm Hà, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, các biểu hiện khi cơ thể bị ngộ độc thực phẩm bao gồm buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, sốt... Dấu hiệu mất nước bao gồm mệt mỏi, khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ.

Ở giai đoạn nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và biểu hiện bằng các dấu hiệu báo động như tiêu phân lỏng trên 6 lần ngày, đi tiêu ra máu, ói ra máu, sốt trên 38,5 độ không giảm sau 24 giờ, đau bụng dữ dội…

Ngay khi có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, bạn nên bù đủ dịch sớm (nhất là ở người già và trẻ em) bằng uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, bạn phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) khuyến cáo một số biện pháp giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm như sau:

  • Ăn đồ chín, còn hạn: Ăn chín, uống sôi; hạn chế ăn đồ sống hoặc tái. Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng
  • Tách biệt đồ sống và chín: Có vật dụng chế biến riêng thức ăn chín và sống; nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống
  • Đậy thức ăn: Khi không để tủ lạnh cần che đậy cẩn thận để tránh bụi, ruồi muỗi
  • Đun lại: Thức ăn thừa ở nhiệt độ hơn 70 độ C trước khi ăn
  • Bảo quản lạnh: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường
  • Rửa tay: Bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...
  • Vệ sinh bếp: Giữ bếp và các vật dụng làm bếp sạch sẽ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap